“Ăn bám chồng” – theo quan điểm cá nhân của Ăn Dặm Cùng Bé thì đây là một cụm từ cực kì phản cảm nhưng đâu đó quanh cuộc sống này, không chỉ ở những miền quê lạc hậu mà ngay cả ở những thành thị được cho là “văn minh” chúng ta vẫn nghe được những cụm từ như thế!

(more…)

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.Tại phòng khám dinh dưỡng, chị Hoàng (Phú Nhuận, TP HCM) cho biết 2 tháng trước bé Mít bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm nhưng mỗi bữa chỉ nhấm nháp được vài muỗng là không chịu ăn nữa. Chị phải kiên trì chia thành nhiều bữa trong ngày để “ép” con tập ăn.

(more…)

Hẳn có mẹ sẽ cười khi nghe câu này, vì cháo mẹ nấu sao có thể đi so với cháo hàng quán? Thế nhưng, sự thật đã có nhiều mẹ kêu ca, vì sao tôi nấu rất kỹ lưỡng nhưng con lại không thích ăn bằng cháo mua?

Mình không phải là một phụ nữ không biết nấu ăn, nhưng đôi khi còn mệt mỏi khi thấy con cứ lắc đầu nguầy nguậy trước chén cháo mới kỳ công nấu ra. Và trong một lần bận việc, mình phải mua cháo dinh dưỡng ở gần nhà, con đã ăn rất ngon miệng. Chén cháo ấy sánh, thơm và màu sắc nhìn cũng hấp dẫn lắm. Thế là mình đã thử nấu theo cách của hàng cháo dinh dưỡng gia truyền ấy, con mình đúng là đã ăn ngon miệng hơn rất nhiều.

(more…)

Nhiều bậc phụ huynh rất “sợ” cảnh sau một ngày làm việc căng thẳng, buổi chiều đi làm về còn phải đánh vật với việc cho con ăn. Nào là phải chạy theo đút cho bé ăn, phải bế bé đi vòng vòng, hay ngồi trên bàn cũng phải đút cho bé từng miếng…

Vậy tại sao ba mẹ không để bé tự ăn? Tập cho bé tự xúc ăn là một giai đoạn quan trọng trong việc dạy cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.

(more…)

Tại phòng khám tư vấn dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, chúng tôi gặp người mẹ (ở Bắc Giang) đến nhờ tư vấn cho trường hợp của con trai 16 tháng tuổi. Con trai của chị chỉ nặng 7,2 kg; chiều cao 70 cm. Theo bác sĩ, trường hợp của bé suy dinh dưỡng nặng. Cân nặng thiếu 3 kg và chiều cao thiếu 10 cm so với chuẩn lứa tuổi.

(more…)

Khi nhỏ thấy con ăn hay nôn, ọe, chị Trầm thường xay nhuyễn mọi thứ cho bé. Đến khi cu Bin hơn 3 tuổi, cho con đi học, chị Trầm mới lo lắng khi thấy tất cả các bạn trong lớp đều ăn cơm, mà con mình không thể nhai được miếng nào.

Chị Trầm (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, cu Bin, con trai chị hiện giờ đã được 40 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết ăn cơm. Hồi bé, Bin hay ói nên chị thường phải xay nhuyễn mọi thứ, từ cháo, thịt, rau, đến hoa quả rồi mới dám cho con ăn. Khi Bin được 2 tuổi, chị cũng tập cho con ăn cơm, nhưng cu cậu nhất định nhè ra, có khi còn nôn ọe. Thấy vậy, chị Trầm lại tiếp tục cho con ăn cháo như cũ với ý nghĩ: “Thôi, con ăn gì cũng được, cốt là đủ chất. Sau này lớn, chán cháo, tự khắc sẽ thích ăn cơm”.

(more…)

Từ trước đến nay, chắc các mẹ đã quá quen với “cảnh” mẹ cầm bát cháo chạy theo con dỗ dành bón từng thìa một, trong khi ông bà “múa minh họa”, bố thì trổ tài xiếc hay ảo thuật. Mỗi lần ra công viên hay sân chung cư vào “giờ cơm” là thấy các bà, các mẹ trên tay đều có bát bột hay cháo để bón cho con. Tất cả đều vì mục tiêu là cho con ăn được hết suất.

(more…)

Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho các con tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.

(more…)

Việc cho mắm muối vào thức ăn của con ngay cả khi con mới bắt đầu ăn dặm là thói quen của nhiều bà, nhiều mẹ. Ví các mẹ cho rằng “thế mới đậm đà”, nhưng đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Thói quen này của các mẹ cũng dẫn đến tình trạng người Việt mình có tỷ lệ mắc các bệnh về thận rất cao, 1 phần là do trẻ đã được cho ăn mắm muối từ khi còn quá nhỏ.

Thận trẻ ở giai đoạn 5-6 tháng còn yếu, chưa đủ khả năng đào thải muối, vì thế mẹ không nên nêm mắm, muối vào đồ ăn của con. Mẹ cố gắng tận dụng vị ngọt tự nhiên của các nguyên liệu hoặc thêm 1 vài loại gia vị như nước dashi (làm từ cá bào và tảo biển), nước tương (tách muối) để đồ ăn của con không bị nhạt nhẽo.

Trong trường hợp, con đã quen ăn mặn do mẹ trót cho ăn từ đầu, mẹ nên giảm dần lượng để “bảo vệ” thận của con nhé!

 

Ăn Dặm Cùng Bé