Vấn đề cho trẻ ăn gia vị như thế nào ? Bao giờ cho trẻ ăn? Lượng ăn bao nhiêu là đủ luôn là vấn đề khiến các mẹ đau đầu . Dưới đây ADCB sẽ thay mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé !!!
 
1. MUỐI ĂN LÀ GIA VỊ CẦN THIẾT NHƯNG KHÔNG CẦN NÊM
 
+ Muối ăn cần thiết cho hoạt động của cơ thể nhưng không thể tự sản sinh nên muối xuất hiện trong món ăn dặm là cần thiết.
 
+ Trong bữa ăn của trẻ 1 đến 2 tuổi có thể sử dụng gia vị mặn như natri với số lượng hợp lý (1,5g/ngày) vì một phần natri sẽ được cùng cấp từ thực phẩm và thực phẩm chế biến sẵn.
 
+ Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm tuổi cần rất ít muối nhu cầu muối 1g đến 2g/ngày lượng muối này hoàn toàn có thể được cung cấp đủ từ sữa mẹ và sữa công thức. Vậy nên lời khuyên từ các chuyên gia là các mẹ không nên cho con ăn muối trước khi con tròn 1 tuổi nhé!
 
2. KHẨU VỊ CỦA TRẺ LUÔN NHẠT HƠN NGƯỜI LỚN
 
+ Các mẹ phải luôn nhớ rằng khẩu vị của trẻ nhạt hơn người lớn. Bởi vậy khi mẹ nêm thấy vừa miệng nghĩa là bột hoặc cháo đã bị mặn hơn so với bé.
 
+ Cơ thể non nớt của trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng nếu ăn mặn nhất là thận và não.
 
+ Một tip nhỏ cho mẹ là mẹ có thể dùng phô mai thay cho việc dùng muối và nước mắm hơn nữa còn giúp cháo hoặc bột thơm ngon ngậy mà không quá nhạt.
 
+ Tại cửa hàng của ADCB hiện nay cũng có sẵn phô mai rắc(cho bé từ 7 tháng ) và gia vị rắc cơm(cho bé từ 9 tháng) vừa tiện lợi lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé, các mẹ cùng tham khảo nhé!
 
+ Nếu các mẹ vẫn muốn dùng nước tương nêm gia vị cho bé thì ADCB cũng có một gợi ý vô cùng tuyệt vời cho các mẹ đó là nước tương tách muối ofukuro. Thành phần của nước tương được làm hoàn toàn từ đậu nành lên men tự nhiên dưới tác động của enzym đặc biệt gọi là men. Mẹ có thể cho vào tất cả các món ăn dặm của bé, mỗi bữa mẹ cho từ 5-10ml vào đồ ăn cho con thay thế cho các loại gia vị mẹ nhé!
 
3. SỬ DỤNG LOẠI GIA VỊ PHÙ HỢP
 
– Sai lầm của nhiều mẹ khi nấu bột cháo cho trẻ là không sử dụng dầu ăn làm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi trong khi đây là môi trường cần thiết để chuyển hóa chất đạm. Suy nghĩ cho trẻ ăn dầu dễ bị béo phì là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại đây là gia vị không thể thiếu, mỗi độ tuổi sẽ có những loại dầu phù hợp cho trẻ.
 
+ Từ 6 tháng tuổi dầu oliu hoặc dầu hướng dương chỉ cần 1/2 đến 1 muỗng cà phê/ ngày không quá 4 ngày / tuần
 
+ Từ 7 đến 12 tháng tuổi dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu óc chó,…. 1/2 đến đến 1 muỗng cà phê/ ngày không quá 4 ngày / tuần
 
– Dưới đây là một số loại dầu có sẵn tại shop mà ADCB muốn gợi ý cho các mẹ tham khảo:
 
+ Dầu của Nga bao gồm : dầu bí đỏ 195k/chai 100ml , dầu óc chó 165k/chai 100ml ,dầu hạt lanh 140k/chai 100ml
 
+ Dầu của Pháp bao gồm: dầu hạnh nhân 285k/chai 250ml, dầu bơ 335k /chai 250ml, dầu bí đỏ 395k/chai 250ml, dầu oliu hữu cơ 360ml/chai 250ml , dầu hữu cơ tổng hợp (hạt cải , hạt hướng dương ,tảo biển , oliu). Đặc biệt dầu oliu hữu cơ và dầu hữu cơ tổng hợp các mẹ có thể dùng để xào nấu thức ăn cho bé luôn nhé.
+ Dầu oliu nhật:125k /chai 200g, 75k/chai 70g
 
+ Ngoài ra còn có một số loại dầu khác như: dầu hạt chia 165k/chai 100ml, dầu óc chó đức 60k/chai 100ml, dầu macca úc 275k/chai 250ml.
 
– Đối với các loại gia vị cho bé trên 1 tuổi ADCB gợi ý cho mẹ một số loại gia vị mà mẹ có thể tham khảo nhé :
 
+ Nước tương tảo bẹ KID&MAMA 75k/chai/100ml loại tương này có muối các mẹ nhé .Thành phần nước tương bao gồm: đậu nành lên men tự nhiên, tảo bẹ và có bổ sung thêm vitamin B1 giúp bé ăn ngon hơn trong 100ml nước tương có 9g muối các mẹ nhé. Các mẹ có thể cho vào đồ ăn dặm của con hoặc dùng để cho con chấm.
 
+ Nước cốt xương hầm cô đặc HIROSHI NHẬT 245k/hộp/500g sản phẩm được chế biến từ nước hầm xương, thịt lợn gà, rau củ, muối, đường, gia vị,… và hoàn toàn không có chất bảo quản. Loại này vô cùng tiện lợi cho các mẹ luôn các mẹ chỉ cần cho 1 thìa canh vào là đã ngọt thôi rồi. Trong nước cốt có muối và đường tuy nhiên lượng đường và muối rất ít nên các mẹ không cần lo lắng đâu ạ.
 
Nếu các mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm gia vị của ADCB các mẹ hãy comment dưới bài hoặc inbox cho ADCB. Ăn dặm cùng bé sẽ tư vấn tận tình cho cm a!
gia vị cho bé

NHỮNG SAI LẦM KHI CHO TRẺ ĂN DẶM

Vì sao con không hợp tác khi ăn dặm ?

Vì sao ban đầu ăn dặm bé rất hào hứng nhưng lại biếng ăn về sau ???

Vì sao mỗi bữa ăn của con là một cuộc chiến ??

Cm hãy kiên nhẫn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân nhé.

1,CHO BÉ ĂN DẶM QUÁ SỚM

-Hết cữ 3 tháng 10 ngày là mẹ nghe bà rục rịch cho bé ăn bột đi nhé .Rồi mẹ tham khảo , tìm hiểu đủ loại bột trong nước ,bột nước ngoài …Và rồi mẹ phát hiện ra bao bì ghi 4m+ (4 tháng trở lên) vậy là bé ăn được rồi phải không ?

+Trả lời là theo tổ chức WHO khuyến cáo tốt nhất nên cho trẻ ăn dặm từ khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày tuổi ) .Bởi vì trước giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện để tiêu hóa thức ăn đặc hoặc rắn ,cho trẻ ăn trước khi trẻ tròn 6 tháng còn có nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ .Hơn nữa trước khi bé tròn 6 tháng sữa mẹ vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ vì vậy lời khuyên cho các mẹ là cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.

2,CHẾ ĐỘ ĂN KHÔNG HỢP LÝ

_Các mẹ thường có thói quen cho trẻ ăn chế độ ăn ưu tiên đạm ít rau.Nhiều mẹ cứ nghĩ cho con ăn thật nhiều thịt, trứng, sữa ,cá …và nghĩ như thế mới đủ chất lượng đạm cho bé nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa còn gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ .Bát bột cần phải cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm.

-Thậm chí việc ăn rau cũng dược các mẹ lựa chọn hết sức sai lầm,thay vì cho con ăn phong phú các loại rau thì các mẹ thường chọn củ như củ cải,su hào .Những loại rau củ đó chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại rau khác nhưng loại rau cung cấp dinh dưỡng cho trẻ lại là các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót , rau muống…

-Chỉ cho con ăn cái không ăn nước ,hiên nay ít bà mẹ mắc phải sai lầm này nhưng vẫn có nhiều bà mẹ ninh xương nghiền rau lấy nước trộn vào cho con ăn vì nghĩ dinh dưỡng đã ở hết trong phần nước.Tuy nhiên dinh dưỡng trong thực phẩm nằm ở phần xác là chủ yếu.

-Không cho con ăn dầu hoặc ít dầu điều này khiến không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.Thực tế dầu dễ tiêu hóa và cơ thể trẻ dễ hấp thu.

-Ở mỗi độ tuổi khác nhau ,nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải.Nếu bắt trẻ ăn quá nhiều và bữa nào cũng ép ăn hết bát bé sẽ chán và sợ ăn.

3,THỜI GIAN CHO TRẺ ĂN

-Nhiều người bắt con ăn hết bát bột ,vừa ăn vừa chơi hay đi rong có kh kéo dài 1-2 tiếng .Điều này vừa làm vữa bột ăn,khó ăn vừa khiến bé thêm chán .Hơn nữa thời gian kéo dài khiến bé chưa kịp đói.vòng luẩn quẩn này khiến bé càng thêm chán ăn.Tốt nhất thời gian cho bé ăn nên kéo dài nhiều nhất 30 phút , dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc .

4,NẤU CHÁO TRỘN CHUNG NHIỀU THÀNH PHẦN.NẤU LƯỢNG LỚN DÙNG CẢ NGÀY HOẶC TRỮ ĐÔNG DÙNG NHIỀU NGÀY

-Nhiều cha mẹ không có thời gian thường nấu cháo một lần gồm nhiều nguyên liệu như thịt, cá , rau củ và cho bé dùng nhiều ngày.

+Không sai khi nấu cháo một lần rồi cấp đông hoặc bảo quản lạnh cho bé ăn.Nhưng không nên cấp đông hay trữ quá 8 tiếng các loại cháo có hỗn hợp trộn chung gồm thịt cá rau củ .Lý do cho điều này việc có quá nhiều nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến mùi vị , gia tăng xuất hiện gốc nitrat, tính acid-bazo và sự gia tăng vi khuẩn trong cháo.Tất cả các hệ quả này đều làm cho cháo bị thay đổi mùi vị thậm chí gây chán ăn rối loan tiêu hóa cho bé .

-Lời khuyên của Hiệp Hội Dinh dưỡng lâm sàng Anh cho cha mẹ :
+Cha mẹ có thể nấu cháo trắng và các nguyên liệu khác thành 4 nhóm và lưu trữ riêng biệt chất đạm từ đông vật có vú (thịt heo /bò/cừu),chất đạm từ gia cầm(trứng /thịt gà/chim)chất đạm từ cá /hải sản và rau của .Khi nào ăn thì mẹ hâm nóng lại nhóm đó trôn chung với cháo.

6,CHO TRẺ ĂN GIA VỊ QUÁ SỚM

-Trẻ cần muối nhưng lượng muối trẻ cần khác chúng ta .Thực tế quan niệm trẻ dưới 1 tuổi không cần nêm muối vào đồ ăn dặm vì sẽ hại thận là không sai nhưng chưa đầy đủ.Cơ thể cần muối để hoạt động và muối lại là chất cơ thể không thể tự tái xuất.vậy nên việc cho muối vào đồ ăn dặm là cần thiết .tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các mẹ không nên cho con ăn muối .Nguyên nhân là lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ.

+Trẻ dưới 6 tháng tuổi đến 1 tuổi cần ít hơn 1g muối /1 ngày.Và lượng muối này hoàn toàn có thể cung cấp đủ từ lương thức ăn dặm mà bé ăn hàng ngày từ các loại thực phẩm chế biến sẵn như :phô mai,thịt nguội,ngũ cốc ăn liền…cho đến các loại thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc ,hoa quả, rau củ, thịt cá…

+ Đối với trẻ dưới 1 tuổi khi sữa vân là nguồn dinh dưỡng chính,việc thêm muối lại càng không cần thiết .Đối với những trẻ bú mẹ ,trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé .Sữa công thức cũng bổ sung một lượng muối y hệt sữa mẹ .Do đó trẻ dưới 1 tuôỉ, khi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu , lượng muối trẻ nhận được từ sữa mẹ đủ cho trẻ hoạt động mỗi ngày.

+Đối với trẻ trên 1 tuổi ,nhu cầu iod của bé nhiều hơn mẹ co thể nêm thêm muối và chút nước mắt

Khi nào bé cần ăn dặm, vì sao bé cần ăn dặm đúng thời điểm.🤔

-Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ ( trẻ thiếu sắt , vitamin E..) và người mẹ phải bận bịu với công việc.Hơn nữa từ 6 tháng bé đã có khả năng nhai nuốt, làm quen với hình dáng thức ăn, cảm nhận mùi vị vì vậy các mẹ nên cho trẻ tiếp cận với các thực phẩm khác ngoài sữa.

-Lưu ý nhỏ cho các mẹ là : không cho con ăn dặm quá sớm (4 tháng tuổi) và không cho con ăn dặm quá muộn (7-8 tháng tuổi) nhé.

+Nếu con ăn dặm quá sớm có thể bị dị ứng.Hậu quả: khi hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện sẽ không hấp thu được dinh dưỡng , con bị thiếu máu do thiếu sắt, nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột😥. Cũng chính do hệ tiêu hóa chưa thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng nên dẫn đến biếng ăn về sau ( giải đáp cho thắc mắc của một số mẹ là ban đầu con ăn một bát tô về sau lại biếng ăn )

+Còn ăn dặm muộn thì con sẽ khó làm quen với thực phẩm khác do đã quen với sữa , không lấy được các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm bên ngoài dẫn đến thiếu dinh dưỡng.

-Đối với bé sinh non : theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ, bé sinh non nên bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng sau ngày dự sinh chứ không được tính theo ngày sinh thực tế. bé sinh non cần thời gian hoàn thiện bộ máy tiêu hóa lâu hơn nên không thể chọn thời điểm cho trẻ sinh non ăn dặm tương tự như bé bình thường. Tuy nhiên tùy theo từng sự phát triển, sức khỏe của bé sinh non mà để bé bắt đầu ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn dựa vào các tín hiệu từ cơ thể bé.

-Các mẹ cần kết hợp số tháng và các tín hiệu từ bé để quyết định cho bé ăn dặm đúng thời điểm nhất. Khi bé có các biểu hiện như cứng cổ ngồi ăn thẳng lắc đầu từ chối , hết phản xạ đẩy lưỡi chảy nhiều dãi , nhú mầm răng , nhai tóp tép tò mò khi người lớn ăn đây chính là thời điểm bé có thể ăn dặm được ( nhưng các mẹ nhớ cả số tháng khuyến cáo cho bé ăn dặm là xung quanh 6 tháng nhé).

Hãy cho bé ăn dặm đúng thời điểm để bé phát triển toàn diện các mẹ nhé 😘1