Để phương pháp BLW thành công, các mẹ nên tuân thủ những “bí kíp” sau:

– Ngay từ đầu hãy coi bữa ăn là chơi:

– Tiếp tục cho bé bú sữa theo nhu cầu, để thức ăn dặm chỉ góp phần bổ sung, thay vì thay thế các bữa sữa, tùy thuộc vào khoảng thời gian của riêng bé.

– Ban đầu đừng trong mong bé ăn quá nhiều: khi 6 tháng tuổi, bé không đột ngột cần thêm thức ăn. Khi bé phát hiện ra vị ngon của thức ăn, bé sẽ bắt đầu nhai và sau đó nuốt.

– Cố gắng ăn chung với con và cho bé tham gia bữa ăn gia đình mỗi khi có thể.

– Đón đợi sự bừa bộn: Hãy nghĩ đến cách trang bị yếm cho bé và cách bảo vệ khu vực xung quanh của bé.

– Hãy để giờ ăn thật vui vẻ đối với cả gia đình

  • 6 việc bạn nên làm
  1. Đảm bao bé được hỗ trợ trong tư thế ngồi thẳng lưng trong khi ăn: Trong những ngày đầu, bạn có thể đặt bé trên đùi, đối diện với bàn ăn. Khi bé ngồi trên ghế cao hãy dùng miếng nệm nhỏ hoặc khăn cuộn để bé ngồi thẳng và có độ cao thích hợp so với khay ăn hoặc mặt bàn.
  2. Bắt đầu bằng cách cho bé các món dễ cầm nắm. Món ăn dạng que dày là dễ dàng cầm nhất.
  3. Cho bé ăn thức ăn đa dạng: Không cần phải hạn chế kinh nghiệm của bé với thức ăn. Chỉ cần không cho bé quá nhiều món ăn trong một bữa, hãy cho bé trải nghiệm nhiều loại hương vị và đô thô mịn khác nhau của thực phẩm.
  4. Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa bột như trước đây và cho bé uống nước. hãy biết rằng các bữa sữa của bé sẽ thay đổi dần khi bé bắt đầu ăn nhiều hơn.
  5. Thảo luận việc cho bé tập ăn dặm với chuyên gia tư vấn sức khỏe nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng, hoặc các vấn đề về tiêu hóa, hoặc các vấn đề nào lo lắng về sức khỏe hoặc sự phát triển của bé.
  6. Giải thích về phương pháp BLW với những người chăm sóc con bạn.
  • 6 việc bạn không nên làm
  1. Đừng cho bé thức ăn không tốt cho sức khỏe của bé.
  2. Không cho bé thức ăn dặm khi bé đang đói sữa.
  3. không hối thúc bé hoặc khiến bé xao nhãng trong khi bé đang cầm thức ăn.
  4. Không giúp bé đưa thức ăn vào miệng.
  5. Không cố gắng thuyết phục bé ăn nhiều hơn mức bé muốn.
  6. Không bao giờ để bé ngồi một mình với thức ăn.

 

 

  1. Bé không chịu ăn đút

– Bé dưới 1 tuổi: Bạn hãy chuẩn bị một bình sữa thay thế, nếu bé không ăn thì có thể cho uống sữa bù. Đồng thời về nhà, bạn hãy tập cho con quen với ciệc được ăn đút, nếu bé không chịu, hãy cho bé tập dùng ống hút và nhờ cô giáo cho bé sử dụng ống hút.

Nếu bé chịu ăn đút ở nhà nhưng khi đi học lại không chịu ăn thì nguyên nhân có thể là do bé không quen với món ăn ở trường, trong thời gian ban đầu, bạn hãy gửi các món ăn quen thuộc với bé và nhờ cô cho ăn, đợi đến khi bé quen trường lớp thì dần dần giới thiệu các món ăn ở trường với bé.

– Nếu bé từ 1 – 1.5 tuổi: Thời gian ban đầu bạn có thể gửi hộp cơm cho trẻ mang đi đến trường và nhờ cô giáo bày hộp cơm ra cho trẻ vào giờ ăn trưa. Hãy thông báo trước với bé về kế hoạch của bạn. Đồng thời hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi con bạn xúc thìa tốt và không rơi vãi nhiều, lúc đó hãy đề nghị cô giáo cho bé tự xúc ăn.

– Nếu bé từ 1.5 tuổi trở lên: Nếu bé chưa xúc thìa tốt thì hãy làm như cách ở trường hợp các bé 1-1.5 tuổi. Nếu bé đã xúc thìa tốt hãy đề nghị cô cho bé xúc thìa, và ăn phần ăn giống các anh chị lớn. Hãy nhờ cô giáo không phải ép bé ăn hay phải xúc cho bé ăn hết bát.

Bạn cũng đừng lo lắng bị ăn đút như thế kỹ năng BLW của bé sẽ mai một , có thể bé sẽ bị chểnh mảng trong vài tháng đầu đi học, nhưng nếu mẹ vẫn cho bé luyện tập ở nhà và vào ngày cuối tuần, kiên quyết khi thấy con vi phạm kỷ luật bàn ăn và luôn nhất quán thì bé chắc chắn sẽ hiểu ra vấn đề.

  1. Bé không chịu ăn

Trong thời gian con không chịu ăn khi ở trường, bạn hãy cho con ăn no vào bữa sáng và chuẩn bị sẵn bánh quy hoặc sữa hoặc bất kỳ loại thức ăn nhẹ nào mà bé vẫn thích ăn  và nhờ cô cho bé ăn khi bé cảm thấy bé quá đói. Hãy nhờ cô đừng ép bé ăn vì điều đó càng khiến bé sợ hãi. Bạn hãy đến đón con sớm một chút những ngày đầu bé đi học, thưởng cho bé bằng món ăn để bé vừa không bị đói vừa cảm thấy sự tích cực khi được đi học.

Khi về nhà, có những bé sẽ lao vào ăn rất nhiều, nhưng có những bé sẽ ăn kém hơn nhiều, bạn hãy cố gắng động viên, chế biến các món ăn ngộ nghĩnh.

  1. Bé không chịu tự ăn

Nếu bé đã biết xúc thìa gọn gàng, bạn cần phải cứng rắn yêu cầu cô giáo cho con tự xúc ăn,

Khi ở nhà, bạn có thể chấp nhận đút cho bé trong tuần đầu tiên, siết chặt kỷ luật với 4 lần cơ hội vào tuần thứ 2, giảm dần số lần cơ hội vào các tuần tiếp theo. Quan trọng là luôn kiên trì và nhất quán.

  1. Bé bỗng nhiên không xúc mà chỉ bốc bằng tay dù đã xúc rất thành thạo

Đây là một cách để bé phản kháng việc mình bị “buộc” phải làm quen với môi trường. Dù ở trường hay ở nhà, hãy cho bé thả lỏng trong khoảng 2 tuần đầu tiên và sau đó khuyến khích bé cầm thìa trở lại. Trên thực tế , với những trường hợp này chỉ cần bé đã thích nghi được và đã hòa nhập với các bạn thì bé sẽ tự động cầm thìa xúc ăn.

  1. Kỷ luật bàn ăn tột dốc

Bạn hãy luôn hỏi cô giáo về tình trạng kỷ luật bàn ăn của trẻ mỗi ngày, đề nghị cô uốn nắn trẻ bằng quy tắc “3 cơ hội” sau khi trẻ đã quen với trường lớp và không sợ cô.

Ở nhà bạn hãy nghiêm khắc và kiên quyết.

  1. Không chịu ăn các đồ lỏng, sệt

Bạn có thể gửi cô giáo một chiếc ống hút để bé thử hút thức ăn xem bé có thích không, hoặc bạn có thể chuẩn bị trước một món đồ ăn nhẹ để thay thế cho món súp hoặc món cháo. Còn lại là kiên nhẫn và chờ đợi.

Ở nhà bạn hãy giới thiệu các món ăn lỏng sệt, nhuyễn trong bữa ăn hàng ngày của bé. Tuy nhiên hãy tôn trọng bé để bé lựa chọn xem có ăn hay không.

  1. Cô giáo cố gắng đẻ trẻ ăn hết suất bằng cách đút cho trẻ, để trẻ ăn rong…

Hãy đảm bảo với nhà trường và cô giáo về việc bạn muốn trẻ ăn thoải mái, ăn theo nhu cầu và ngồi vào bàn ăn tự lập hơn là tập trung vào cân nặng của bé.

  1. Lịch ăn quá dày hoặc chế độ ăn thiếu cân đối

Một số trường hiện nay cũng thực hiện thực đơn với quá nhiều thực phẩm chứa ngũ cốc và đạm, khiến hệ tiêu hóa của trẻ quá tải, no lâu và không còn cảm giác đói khi ăn bữa tối. Bạn có thể yêu cầu giáo viên cắt bớt 1 bữa sữa ở trường, thay bằng một hộp sữa chua nhỏ hoặc thực phẩm cung cấp ít calo hơn.

(Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)

 

  1. Chuẩn bị thức ăn

Ngoài việc sắp xếp lịch BLW hợp lý với cả bé và gia đình thì việc chuẩn bị thức ăn cho bé cũng là một thắc mắc của nhiều phụ huynh.  Ăn dặm cùng bé có một số gợi ý về chuẩn bị thức ăn BLW cho bé như sau:

– Xác định mức độ bận rộn của bạn: Bạn có nhiều thời gian dành cho việc chuẩn bị thức ăn cho con và nấu nướng cho cả gia đình hay không?

  • Tìm kiếm người trợ giúp: Liệu người chăm sóc trẻ có thể giúp đỡ bạn chuẩn bị đồ ăn dặm hay bạn phải tự làm điều đó.
  • Phối hợp với lịch của con : Nếu bé đi học từ sướm, thì hãy áp dụng BLW vào buổi tối và buổi sáng hoặc các buổi tối và ngày cuối tuần. Nếu ban áp dụng đúng tinh thần BLW, thì dù số bữa con bạn ăn BLW có thể ít hơn các bé khác, bé vẫn có thể đạt được những kỹ năng cần thiết để tự lập trong cuộc sống.
  • Dự trữ thực phẩm:

–  Nếu bạn không quá bận rộn, tốt nhất hãy chuẩn bị đồ ăn gần với thời điểm con ăn dặm .

– Nếu thời gian eo hẹp: Cắt sẵn thực phẩm và bảo quản khi có thời gian rảnh: Bạn hãy chọn thời gian mua sắm vào những lúc rảnh rỗi, ngay khi mua thực phẩm về bạn hãy rửa thật sạch, lau khô nước và sơ chế thực phẩm sự trữ.

2. Ở giai đoạn học kỹ năng

– Với rau – củ – quả: Cắt thành những miếng có độ dài  bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa độ dài, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại, sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi Ziplock đóng kín.  Trước khi cho bé ăn có thể nhờ người nhà hấp với độ chín vừa phải hoặc tự hấp trong nồi cơm điện khi tranh thủ nấu cơm cho người lớn. Bạn có thể sự trữ tối đa trong 2 ngày và không nên trữ đông.

– Với thịt: Rửa sạch, cắt thành từng miếng và chi thành các túi hoặc hộp nhỏ rồi cất lên ngăn đá tủ lạnh. Bạn cũng có thể nấu sơ hoặc nấu chín thịt rồi trữ vào hộp để trong ngăn mát hoặc ngăn đá. Trước khi cho bé ăn rã đông rồi hấp hoặc luộc lại. Dự trữ tối đa 2 ngày với thịt để ngăn mát và 4 ngày với thịt để ngăn đá.

  • Ở giai đoạn phát triển kỹ năng

– Với rau –củ: Ở giai đoạn này bạn có thể thực hiện giống giai đoạn tập kỹ năng, trữ rau củ ở ngăn mát. Nếu bạn quá bận có thể thực hiện việc trữ rau củ ở ngăn đá với các bước sau:

+ Ngay sau khi mua về, thì thực hiện việc trữ đông.

+ Rửa sạch, cắt thành những miếng phù hợp với kĩ năng của bé.

+ Chần qua nước sôi trong khoảng 2 -3 phút.

+ Chuẩn bị một bát nước đá, sau đó chần rau xong cho ngay vào ngăn bát nước đá. Để ráo nước, thấm khô.

+ Đặt rau, củ vào khay lớn, trải đều, đừng để rau dính vào nhau để ngăn ngăn đá cho đến khi rauc ủ cứng lại

+ Bỏ rau ra, cho từng “viên đá rau” vào túi ziplock, bóp cho không khí thoát hết ra ngoài rồi đóng chặt lại hoặc sử dụng túi hút chân không để đóng gói rau củ.

– Với quả:

+Thực hiện các bước như lúc trữ đông rau củ nhưng bỏ qua các bước chần trái cây qua nước sôi và ngâm vào nước đá. Lưu ý là phải để trái cây không bị thấm nước khi trữ đông. Trái cây sau khi trữ đông sẽ hơi mềm và nếu ăn trực tiếp sẽ không ngon bằng như khi ăn tươi, do đó cách tốt nhất là bạn bỏ ra khỏi tủ lạnh,  và cho luôn trái cây vẫn còn đông đá vào máy sinh say tố và làm món sinh tố trái cây ngon tuyệt.

+ Làm thành xốt trái cây và bảo quản trên ngăn đá.

+ Làm thành kem hoặc mứt và bảo quản trên ngăn đá.

– Với ngũ cốc:

+ Với cơm: Bạn có thể nấu từ đêm hôm trước, nắm sẵn cơm và để trong nồi cơm điện đã cắm sẵn bọc màng nilon, cho vào tủ lạnh ngăn mát và đem quay lò vi sóng hoặc hấp trong nồi cơm điện trước khi cho bé ăn.

+ Với xôi, bạn có thể làm tương tự, tuy nhiên bạn cũng có thể viên xôi lại, bọc kín và cho lên ngăn đá bảo quản.

+ Các loại mỳ nên được luộc trước khi cho bé ăn,

+ Các loại bánh có thể để ngăn mát hoặc ngăn đá tùy loại

+ Bạn có thể nấu ngũ cốc thành cháo, chia vào từng hộp nhỏ và cho lên ngăn đá. Khi ăn cho vào lò vi sóng để làm nóng hoặc rã đông tự nhiên rồi nấu lại

– Với đạm: Các loại đạm có thể dự trữ trong ngăn mát hoặc trữ đông

– Dự trữ các món ăn:

+ Các loại súp, cháo, rau củ, đậu nghiền, cà ri: Bạn chỉ cần nấu bất kỳ loại súp nào bạn muốn, để nguội, cho vào hộp đựng đã phân chia lượng rõ ràng và cất lên ngăn mát hoặc ngăn đá.

+ Xốt trái cây và xốt cà chua, xốt ớt chuông: Bảo quản tương tự như súp cháo.

+ Nem các loại: Bạn rán sơ qua, để nguội, ráo dầu rồi xếp vào hộp, đậy kín và cho vào ngăn đá. Khi muốn ăn thì bỏ vào chảo rán luôn. Lưu ý các loại nem có kem tươi sẽ không trữ đông được.

+ Bánh khoai tây, khoai lang, khoai môn: Bạn chế biến theo cách bạn muốn, có thể cho thêm rau và thịt rồi lăn qua bột mỳ, và bột chiên xù rồi cất vào ngăn đá. Bạn có thể rán sơ nếu có thời gian.

+ Nước hầm xương, thịt và nước hầm rau củ: Sử dụng để nấu các món canh, súp, nấu cơm, cho vào món xào… hầm xương, thịt trong khoảng thời gian 4 tiếng. Nước hầm rau – củ được hầm trong khoảng thời gian ngắn  1-2 tiếng. Bạn có thể hầm 1 nồi to và chia ra hộp dùng cả tuần.

+ Một số loại bánh như: Bánh mỳ, bánh bao, bánh pizza…

+ các loại salad: Trộn xong và được trữ đông. Khi sử dụng thì rã đông tự nhiên.

  • Ở giai đoạn hoàn thiện kỹ năng

Giai đoạn này bé đã ăn các thức ăn hoàn toàn như người lớn nên bạn có thể nấu bất cứ món gì và cho bé ăn. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng các kĩ thuật dự trữ thực phẩm trong ngăn mát và ngăn đá thông thường để chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình.

(Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)

      I. GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU ĂN DẶM BABY LED WEANING

  1. Thời điểm bắt đầu

Thông thường, khi bé được 6 tháng tuổi và hội tụ đủ các điều kiện sẵn sàng.Tuy nhiên cột mốc này không phải là tuyệt đối.

Nếu bé hội tụ đủ điều kiện để ăn BLW từ lúc được 5,5 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn có thể cho bé tập ăn từ khoảng thời gian đó. Một số bé đến 7 tháng mới sẵn sàng để theo BLW thì bạn đừng nên sốt ruột.

Với BLW thì bé là người quyết định từ đầu tới cuối, bao gồm cả thời điểm bắt đầu ăn dặm.

  1. Khoảng thời gian tập kỹ năng

Bé sẽ mất khoảng 1 -3 tháng để học kĩ năng. Mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên không thể đưa ra một con số chính xác là đến bao giờ bé mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Nếu con bạn cần khoảng thời gian nhiều hơn 1 -3 tháng thì cũng không sao cả.

  1. Ăn bao nhiêu là đủ?

Lượng sữa của bé tối thiểu 500ml/ ngày hoặc nếu bạn không thấy bé có các dấu hiệu dưới đây tức là bé đã ăn đủ so với nhu cầu của mình:

  • Bé quấy khóc không phải do ốm hay mọc răng hay bước vào giai đoạn tuần khủng hoảng.
  • Bé ngủ không tốt, thường chỉ ngủ được dưới 45 phút, hay đòi bú vặt nhưng chỉ bú được 1 chút lại bỏ ra.
  • Bé mệt mỏi, lờ đờ.
  • Nước tiểu của bé có màu vàng sậm, ít.

– Đồ thị phát triển của bé đi xuống hoặc mất cân đối.

  1.   Lịch ăn dặm BLW

Bạn có thể cho bé tập ăn 1 bữa/ ngày và nên ăn cùng gia đình. Các lịch ăn có thể tham khảo như sau:  Giả sử 1 em bé 6 tháng tuổi, mới tập ăn dặm theo BLW, theo nếp sinh hoạt 2-3-4. Theo đó, buổi sáng thức dậy, thức 2 tiếng – ngủ giấc 1 –ngủ dậy giấc 1, thức 3 tiếng – ngủ giấc 2 – ngủ dậy giấc 2, thức 4 tiếng – ngủ đêm.

      5. Thực phẩm cho giai đoạn mới bắt đầu.

  • Thực phẩm nhóm 1: Rau họ củ

Chế biến: hấp hoặc luộc

Cách thái: Thái rau dài bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại. Nên sử dụng dao răng cưa để bé sử dụng dễ dàng hơn.

Lưu ý: – Nếu thấy bé sử dụng khi cầm thức ăn khó khăn, hãy điều chỉnh lại cách thái, cắt cho phù hợp.

– Không nêm muối, đường cho bé.

  • Thực phẩm nhóm 2: Trái cây

Chế biến: Rửa kĩ. Ăn trực tiếp hoặc hấp sơ.

Cách cắt: Cắt miếng dài bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại. Nên sử dụng dao răng cưa để bé sử dụng dễ dàng hơn.

Lưu ý: Rửa sạch – Gọt vỏ – bỏ hạt.

  • Thực phẩm nhóm 3: Ngũ cốc

Khi trẻ mới tập ăn: Bánh mỳ Việt Nam, bánh mỳ Pháp, bánh mỳ gối nướng, Mỳ udon Nhật.

Khi trẻ biết nuốt hoặc nuốt tóc hơn: Mỳ ống – mỳ dẹt; nui (xoắn hoặc tròn); Bún lá – phở; Bánh Pancake.

Giai đoạn cuối chuẩn bị tập bốc nhón: bánh bao tự làm; Cơm nắm.

  • Thực phẩm nhóm 4: Đạm – Protein

Thịt gà, thịt lợn, tôm, cá.

Khi bé cầm nắm và nuốt tốt hơn, cuối giai đoạn bắt đầu ăn thêm: Đậu phụ, xúc xích.

II. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG BỐC NHÓN VÀ DÙNG THÌA

Những rau củ bổ sung cho giai đoạn phát triển kỹ năng

  • Thực phẩm nhóm 1: Rau củ

Chế biến: Hấp – luộc – nướng – xào – rán – sốt

Cách thái: – Thái rau thành hình vuông, chữ nhật hoặc bầu dục.

– Kích thước: Nhỏ dần. Ban đầu có thể to bằng bao diêm rồi nhỏ dần đến khi bằng hạt đậu Hà Lan.

– kích thước: Tùy thuộc vào độ thành thạo của bé

Giai đoạn tập nhón -> Bốc nhón thành thạo: Cà chua bi, củ cải đỏ, hành tây, nấm.

Giai đoạn bốc nhón tốt -> Tập thìa : Bắp cải và cải thảo; quả lặc lày, ngô nếp, mướp bỏ hạt; cà tím; sake; Các loại khoai, rong biển; củ dền; các loại rau gia vị; đậu Hà Lan.

  • Thực phẩm nhóm 2: Trái cây

Chế biến: Ăn trực tiếp, làm kem,làm sinh tố để tập dùng thìa.

Lưu ý: Không cho đường vào sinh tố cho bé;

Rửa thật sạch trái cây cho bé  ăn.

  • Thực phẩm nhóm 3: Ngũ cốc

Chế biến: Xào – nướng – nấu cháo, súp tùy loại ngũ cốc.

Cách chế biến: – Để nguyên

Lưu ý: Không nêm muối, mắm, đường cho bé.

  • Thực phẩm nhóm 4: Protein

Chế biến: Hấp – luộc – nướng – xào – rán ….

Cách thái: – Thịt gà và thịt bò thái dọc thớ, thịt lợn thái ngang thớ nhưng thái nhỏ và mỏng hơn.

– Các thực phẩm khác thái miếng vuông hoặc chữ nhật, nhỏ cỡ bao diêm trở xuống.

– Có thể xay thịt để viên thành các loại chả cho bé tập bốc nhón, kích cỡ to bằng quả vải trở xuống

– Xay, băm, nghiền thực phẩm cho bé tập xúc

Lưu ý: – Nếu thấy bé cầm thanh thức ăn khó khăn, hãy điều chỉnh lại cách thái, cắt cho phù hợp.

–  Không nêm muối, mắm, đường cho bé.

  1. Giai đoạn bốc nhón

         Thời điểm: Thông thường sau 1 -2 tháng đầu tiên bốc cả bàn tay, bé sẽ dần dần chuyển sang bốc bằng 3 ngón tay rồi cuối cùng là bốc bằng 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón cái.

          Khoảng thời gian tập kĩ năng: Bé sẽ mất khoảng 0.5 -1.5 tháng để thực hiện tốt kĩ năng bốc nhón.

2. Giai đoạn dùng thìa:

          Thời điểm: Vào khoảng 9 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu giới thiệu các dụng cụ nĩa, đĩa, bát,  thìa cho bé làm quen. Tập thìa là kĩ năng khó nhất trong 3 kĩ năng. Do đó để tập kĩ năng cũng khá dài và có biên độ dao động rất lớn tùy từng bé nên rất khó dự đoán khoảng thời gian chính xác. Có những bé biết xúc thìa đầu tiên từ tháng 11 và thành thạo khi được 13 tháng, nhưng có những bé dù 11 tháng tuổi biết xúc thì đến tháng 16 mới thành thạo.

III. GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN KỸ NĂNG

          Thời điểm: Với một số bé giai đoạn hoàn thiện rất sớm, khi bé mới được 15 tháng tuổi. Tuy nhiên thông thường, sau 18 tháng là khoảng thời gian các bé đã hoàn thành tốt các kĩ năng cần học. Đến khoảng 2 tháng tuổi thì gần như tất cả các bé, nếu được ăn dặm BLW từ 6 tháng tuổi đã có thể hoàn thành mọi giai đoạn tập và phát triển kĩ năng.

          Ăn bao nhiêu là đủ: Nếu bạn thấy bé không có các dấu hiệu dưới đây tức là bé đã ăn đủ so với nhu cầu của mình.

– Bé quấy khóc không phải do ốm hay mọc răng hay bước vào giai đoạn phát triển.

– bé ngủ không tốt, hay đòi ăn vặt, vẫn còn đòi ăn đêm.

– Nước tiểu của bé có màu vàng sậm, ít. Bé có thể bị táo bón.

– Bé sụt cân hoặc không có sự phát triển về thể chất trong 1 thời gian dài.

– Bé có biểu hiện lâm sàng của việc thiếu vi chất dinh dưỡng.

         Hành vi của bé

  • Thích tập sử dụng đũa
  • Bắt mẹ đút
  • Đổ ụp thức ăn hoặc đổ từ bát nọ sang bát kia
  • Ăn không tập trung
  • Con không chịu ngồi ghế nữa
  • Ném những món bé không thích ăn
  • Bé không nhai, chỉ nuốt chửng hoặc chỉ nhai những món mình thích.

 (Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Thế nào là phương pháp Baby Led Weaning (BLW)

Phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning khi dịch ra tiếng Việt được gọi là phương pháp ăn dặm chỉ huy. Đúng như tên gọi của nó, phướng pháp này cho bé cơ hội được là người chỉ huy hành trình ăn dặm của mình. Bé – chứ không phải bất kỳ ai khác sẽ là người quyết đinh bao giờ mình sẵn dàng ăn dặm – ăn như nào – ăn bao nhiêu và ăn cái gì. Bé cũng sẽ tự quyết định tiến trình ăn dặm theo nhịp điệu riêng của bản thân như khi nào thì chuyển từ cầm nắm cả bàn tay sang bốc nhón.

Vai trò của cha mẹ trong phương pháp BLW không phải là người quyết định và điều khiển như khi đút thìa mà chỉ là người cung cấp những thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp với các kĩ năng của bé. Ngoài ra, cha mẹ còn là người giám sát sự an toàn của bé trong giai đoạn mới tập ăn cũng như điều chỉnh các hành vi xấu khi ăn của con.

  1. Khi nào bé sẵn sàng ăn dặm theo phương pháp Baby Led Weaning
  • Bé đã có thể ngồi vững mà không cần hoặc ít cần sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi.
  • Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.
  • Bé với tay chộp đồ ăn và đưa vào mồm chính xác.
  • Bé đã gần đủ (hoặc hơn) 6 tháng tuổi.
  1. Chuẩn bị đồ dùng ăn dặm BLW
  • Chuẩn bị đồ dùng ăn dặm BLW
  • Khăn giấy, khăn ướt, khăn vải.
  • Yếm ăn
  • Ghế ăn có kèm khay
  • Bát, thìa
  • Miếng nilong hoặc giấy báo
  • Đồ dùng chế biến và dự trữ thực phẩm
  • Dao lượn sóng
  • Khuôn cắt bánh, khuôn cơm hình thú ngộ nghĩnh (không bắt buộc)
  • Túi Ziplock
  • Đồ chế biến thông thường
  • Hộp đựng thức ăn.
  1. Các giai đoạn ăn dặm BLW
  • Giai đoạn 1: Tập kĩ năng
  • Thức ăn của bé: Cắt thanh dài hoặc răng cưa, dễ cầm

– Đạm: Chú ý một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng…

– Rau: Chứ ăn rau lá, các loại khoai bự.

– Ngũ cốc: Chưa nên ăn cơm.

– Quả: Chưa ăn các loại quả trơn, có kích thước nhỏ tròn, có hạt (nho, nhãn, vải)

  • Kỹ năng của bé

– Kỹ năng nhai: Bắt đầu biết cắn đồ ăn miếng lớ, nhai trệu trạo, có thể biết hoặc chưa biết nuốt, dễ bị ọe.

– Tay: Bốc đồ ăn bằng cả bàn tay. Lóng ngóng, vụng về, bóp nát đồ ăn, đưa vào miệng chưa chính xác.

– Ouput: Còn lẫn thức ăn lổn nhổn trong phân.

  • Giai đoạn 2: Phát triển kĩ năng
  • Thức ăn của bé

Bé đã có thể ăn các thức ăn cắt nhỏ hơn, đa dạng loại thực phẩm và cách chế biến hơn.

–  Đạm: Có thể chiên xào để đa dạng các món ăn của bé.

– Rau: Có thể ăn cọng rau lá, phần lá cần cắt nhỏ.

–  Ngũ cốc: Sau 1 tuổi nên chon các loại ngũ cốc nguyên cám.

  • Kỹ năng của bé

– Bé cầm được đồ ăn nhỏ hơn, trơn hơn. Khi bốc nhón, bé nhón thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái giống 1 gọng kìm.

– Khi bốc nhón thành thạo, bé bắt đầu chơi với bát, đĩa và tập xúc thìa, nĩa. Ban đầu bé xúc rất khó khăn, qua một thời gian dài luyện tập bé mới có thể xúc thành thạo.

–  Ouput: Hệ tiêu hóa trưởng thành hơn nên phân bé đỡ lổn nhổn hơn.

  • Giai đoạn 3: Hoàn thiện kỹ năng
  • Thức ăn của bé: Bé ăn bữa hoàn chỉnh giống người lớn.
  • Kỹ năng của bé

– Bé sử dụng thìa tốt và gọn gàng. Có thể bắt đầu tập và dùng đũa.

– Kỹ năng nhai và nuốt hoàn thiện.

– Hệ tiêu hóa hoàn chỉnh gần như người lớn, phân của bé thành khuôn và hầu như không thấy lợn cợn.

– Thái độ ăn nghiêm túc có niềm yêu thích với thức ăn.

(Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)

 

 

 

 

1. Bị hóc là gì?

Hóc – sặc là một trong những tai nạn khá nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn., đặc biệt là đối với những bé ăn dặm chỉ huy.

2. Nguyên nhân

Về nguyên nhân trẻ hóc – sặc thì chủ yếu là do trẻ còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở.

3. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc – sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo các chuyên gia y tế thì sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.

4. Những kỹ năng cơ bản để mẹ sơ cứu khi bé bị hóc – sặc 

Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

vỗ lưng

Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

ấn ngực

Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

ép bụng

                                                                                                                      Minh họa biện pháp ép bụng

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.

Sau đó đưa bé ngay vào viện.

(Sưu tầm)

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Mọc răng

Nếu trẻ bị biến ăn do sưng và đau lợi, bạn hãy:

– Cho bé ngậm dụng cụ gặm nướu đã được làm mát trong ngăn  mát tủ lạnh;

– Thoa nước mát lên núm vú (ti mẹ) hoặc cho núm vú cao su vào tủ lạnh khi cho bé bú.

– Cho các thực phẩm ăn dặm lên ngăn đá tủ lạnh  trước khi ăn 30 phút rồi mới cho bé gặm để bé được dễ chịu.

– Cho bé ăn các món ăn lỏng, sệt không phải dùng đến chức năng nhai và các món đó nên để nguội hoặc cho tủ lạnh để làm mát. Nếu bé được đút thìa, hãy cho cả chiếc thìa vào tủ lạnh. Nếu bé không chịu đút thìa, hãy cho bé dùng ống hút hoặc hút trực tiếp.

– Các món ăn đủ chất mà không phải mất công nhai trong thời kì này gồm có các loại súp lạnh, cháo xay nhuyễn để nguội, xốt trái cây lạnh, sinh tố lạnh.

– Bạn có thể sử dụng các loại gel bôi nướu để bôi cho bé trước khi ăn nhằm xoa dịu cơn đau của bé. Tuy nhiên, hãy tham khao ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy bé có những biểu hiện thất thường.

  • Sốt:

Trong thời gian này, quan trọng không nên ép trẻ ăn có thể khiến trẻ khóc lóc và nôn trớ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu trẻ không bú mẹ, bạn có thể cho bé bú bình xen kẽ với nước và nước điện giải oresol. Trẻ càng uống nhiều nước thì càng mau đào thải virus và nhanh chóng hạ sốt. Nếu thấy bé có hiện tượng lả đi thì có thể cho bé uống nước chão loãng pha muối.

Hãy cho bé ăn những món ăn thường ngày bé vẫn thích.

  • Bệnh đường hô hấp

Cách cho ăn thời kỳ này cũng như khi bé bị sốt, cho bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, các loại sữa, nước cháo loãng

  • Nhiệt miệng, chân tay miệng

Nên ăn các thứ lạnh, mát để xoa dịu lợi.

Trong những trường hợp này, duy trì lời khuyên cho bú nhiều, uống nhiều nước. Nếu bác sĩ chỉ định loại gel bôi cho trẻ trước khi ăn thì hãy bôi cho trẻ rồi mới cho trẻ ăn, ăn các món nhanh, dễ nuốt, không phải nhai nhiều, mát và dễ chịu. Trước và sau ăn hãy cho trẻ súc miệng nước muối.

  • Tiêu chảy

Theo lời khuyên của bác sĩ , trẻ bị tiêu chảy vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu bạn thực sự lo lắng quá thì có thể cho con bú sữa mẹ, uống nhiều nước, bù điện giải bằng oresol, ăn cháo loãng pha muối trong những ngày cao điểm của bệnh. Nếu bé bú sữa công thức hay uống sữa tươi hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bạn có thể cho bé ăn BLW bình thường nhưng cần đảm bảo nghiêm ngặt khâu vệ sinh cho bé như thực phẩm sạch, tiệt trùng dụng cụ ăn và đựng thức ăn, rửa sạch tay của trẻ và của người chuẩn bị thức ăn trước và sau khi bé ăn. Nên cho bé ăn lượng ăn ít hơn bình thường để hệ tiêu hóa không bị quá tải. Nếu bé chịu ăn đút,  có thể cho bé ăn thêm các món cháo, xốt táo, súp và giảm bớt 1 bữa BLW đi.

(Trích cuốn:” Ăn dặm không phải cuộc chiến”)

Táo bón không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng lại gây ra cực nhiều phiền toái. Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc khó khăn đi đi ngoài sẽ làm con đau, sợ hãi, chảy máu và chậm tăng cân.

I. Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện. Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.

– Táo bón cơ năng: chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn…

– Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

II. Lời khuyên đối với những bé bị táo bón

Khi phát hiện ra trẻ bị táo bón, bạn đừng nên quá lo lắng vội, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này cho trẻ.

  • Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày.
  • Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.
  • Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
  • Với trẻ lớn không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…
  • Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày. – Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.
  • Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
  • Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên. Xem thêm: Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm khi bé bị táo bón Bé bị táo bón đi đại tiện rất khó khăn.

Mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định: chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.

III. Thực phẩm điều trị và đẩy lùi nguy cơ táo bón cho bé

1. Quả bơ giúp đẩy lui táo bón cho trẻ

Bơ là loại quả đứng đầu về hàm lượng chất xơ, rất tốt cho trẻ bị táo bón. Không chỉ tốt mà bơ cũng là một loại quả dễ chế biến. Mẹ chỉ cần dùng thìa dầm nhuyễn phần thịt bơ. Tiếp đến, cho vào bơ nhuyễn một vài hạt muối, trộn đều lên cho muối tan ra rồi cho bé thưởng thức. Quả bơ giúp bé đẩy lùi táo bón.

2. Quả mơ chữa táo bón nhanh chóng cho bé

Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, các loại vitamin như A, C, Kali và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính hoạt tính axit trong mơ giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài mơ thì mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón. Tất cả những gì mẹ cần làm là ép lấy nước mơ rồi pha loãng cho bé uống mà không cần cho thêm chút đường nào.

3. Dưa hấu hạn chế nguy cơ táo bón

Dưa hấu được biết đến như một loại quả an toàn cho bé bị táo bón. Vì hàm lượng chất xơ, vitamin C và đặc biệt là thành phần nước cao giúp bổ sung lượng nước bị mất và giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn. Dưa hấu hạn chế nguy cơ táo bón.

4. Mật ong bôi hậu môn giúp trẻ nhanh hết táo bón

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Nhắc đến trị táo bón ở trẻ nhỏ, không thể không nhắc tới phương thuốc công hiệu số 1: Mật ong. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn bé sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đẩy phân dễ dàng. Xe đẩy cho bé đi được nhiều nơi, mẹ không lo phải bế bé quá nhiều nữa nhé! Mật ong bôi hậu môn giúp trẻ nhanh hết táo bón. Mẹ có thể lấy một ít mật ong rừng, bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch hay cọng rau mồng tơi rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

5. Rau mồng tơi ngoáy hậu môn giúp trẻ nhanh thoát khỏi táo bón

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Một trong những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ rất lành, lại hiệu quả, đó chính là lấy cọng rau mồng tơi ngoáy hậu môn cho bé. Mẹ có thể ra chợ, chọn mua những cọng rau mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Độ to cọng mồng tơi phù hợp với tháng tuổi của bé. Rau mồng tơi ngoáy hậu môn giúp trẻ nhanh thoát khỏi táo bón. Lấy một cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

6. Nước bồ kết

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Nước bồ kết cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ đi tiêu. Nếu nhà có bồ kết, mẹ có thể thử áp dụng cách sau: lấy 3 quả bồ kết (loại chị em thường gội đầu) nướng lên rồi cho khoảng 500ml nước vào đun sôi, để nguội, sau đó, lấy 1 cái xilanh để bơm vào hậu môn của bé. Nước bồ kết cũng rất hiệu quả trong việc giúp trẻ đi tiêu

7. Ngâm nước ấm

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Nước ấm cũng có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn của trẻ. Với trẻ mới có dấu hiệu táo bón, mẹ có thể chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần. Ngâm nước ấm áp dụng với trẻ mới có dấu hiệu táo bón. Một mẹo khác cũng rất hiệu quả, mẹ có thể dùng khăn ướt hoặc khăn xô, nhúng qua nước nóng, vắt rồi để nguội đến nhiệt độ hợp lý (không nguội quá sẽ mất tác dụng) rồi dí trực tiếp vào hậu môn trẻ, giữ và day khoảng 30 giây đến 1 phút. Trẻ sẽ đi tiêu ngay sau đó.

8. Xoa bụng

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Phương pháp này có thể thực hiện khi bé mặc quần áo, nhưng hiệu quả hơn nếu để bé cởi trần.  Mẹ phải đợi tối thiểu là một giờ sau khi trẻ ăn mới massage cho bé nhé. Khi thực hiện, đặt bé nằm ngửa với bàn chân hướng sát về phía mẹ.  Mẹ dùng phần cổ tay bên phải áp sát vào phần cơ bụng của trẻ. Đồ chơi gỗ kích thích sáng tạo cho bé có nhiều mẫu để mẹ lựa chọn. Massage vùng bụng cho bé là một cách hiệu quả để giảm và phòng ngừa táo bón. Sau đó, xoa từ phần bụng trên bên phải sang phần bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. Nếu trời lạnh, mẹ nên rửa tay bằng nước ấm để làm ấm tay trước khi xoa bụng bé, tránh khiến con giật mình vì lạnh.

9. Bột baking soda

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Mẹ chuẩn bị một chậu nước tắm ấm cho trẻ như bình thường (không dùng nước nguội, cũng không dùng nước quá nóng). Thêm vào chậu nước một vài muỗng cà phê bột baking soda và hòa tan hoàn toàn trước khi đưa em bé trong bồn tắm. Hãy để bé tắm và hấp thụ nước khoảng 10 phút trước khi nhấc con ra khỏi chậu. Baking soda làm giảm tình trạng táo bón cho trẻ. Baking soda và nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn và làm dịu cơ vòng hậu môn (van cơ làm nhiệm vụ giữ phân trong trực tràng) và do đó giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Mẹ có thể tắm cho con như vậy 1-2 lần/tuần nếu cần thiết.

10. Kem Vaseline

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Kem Vaseline lành tính, thích hợp cho ngay cả những bé sơ sinh có làn da nhạy cảm nhất. Bôi một lớp Vaseline và xoa nhẹ ở hậu môn của bé. Vaseline không chỉ có tác dụng làm mềm mà còn kích thích phân thoát ra ngoài.

11. Vừng đen

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng Vừng đen có tác dụng rất tốt khi bé bị táo bón. Vừng đen có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Mẹ có thể lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn dặm. Chỉ sau một lần ăn, con sẽ đi tiêu ngay lập tức.

12. Bột sắn

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 6 tháng Bột sắn có tính mát, sẽ giúp bé thanh nhiệt, hết nóng trong và đi tiêu dễ dàng. Với trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể quấy ít bột sắn vào cùng cháo của bé hoặc trộn quấy bột sắn, vừng đen cho trẻ ăn vài thìa sẽ có hiệu quả không ngờ.

13. Nho khô

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng Cho trẻ uống nước nho khô vào buổi sáng đấy lùi táo bón. Bỏ 4 đến 5 quả nho khô vào một cốc nước lọc và để qua đêm. Sáng hôm sau, khi nho đã nở ra, mẹ lấy nho, ép lấy nước cốt. Bốn, năm quả nho khô thường sẽ ép được 2 – 3 muỗng cà phê nước cốt. Cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng. Đây là biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bé táo bón.

15. Khoai lang chấm mật mía

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 12 tháng Khoai lang nhiều chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruôt, từ lâu vốn đã nỗi tiếng là mẹo hay trị táo bón hiệu quả. Với trẻ trên 12 tháng đã ăn được mật ong, mật mía, mẹ có thể áo dụng mẹo trên. Mẹ ra chợ chọn mua một củ khoai lang tươi, vỏ không bị sần, không có lỗ thâm, mọc mầm, về rửa sạch rồi luộc cho bé ăn nóng chấm mật mía. Với trẻ chưa biết nhai, mẹ có thể giúp con nghiền nhuyễn rồi trộn mật cho con.

16. Nước cam sữa chua

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng Cam kết hợp cùng sữa chua giúp bé đi tiêu dễ dàng. Axit khi vào ruột rất tốt cho hệ tiêu hóa và tác dụng rất nhanh. Khi trẻ uống cốc nước cam, chanh xong thì rất muốn đi vệ sinh, có thể hơi đau bụng nên càng muốn đi thật nhanh. Mẹ có thể vắt cho bé uống khoảng 60ml nước cam, sau đó hai tiếng cho con ăn thêm một nửa hộp sữa chua, bé sẽ đi tiêu cực dễ dàng.

17. Nước mận

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 8 tháng Nước mận đã được khoa học chứng minh là rất hữu ích trong việc bôi trơn để phân của trẻ dễ dàng thoát ra khi đang táo bón. Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần đổ nước đun sôi để nguội vào ¾ bình sữa của con. Thêm ¼  nước ép mận và lắc đều rồi đưa trẻ uống. Mẹ lưu ý nước ép mận không được dùng để thay thế sữa mẹ hay sữa công thức. Do đó, chỉ cho bé uống thêm nước.

18. Nước mía, mật ong

Độ tuổi áp dụng: Trẻ ăn dặm từ 12 tháng Mẹ dùng 40 ml nước mía, 5ml mật ong, trộn chung, khuấy đều rồi cho bé uống lúc bụng đói. Ngày cho trẻ dùng hai lần sáng và chiều, cũng có tác dụng chữa táo bón.

(Sưu tầm)

Ống kiểu như nước muối sinh lý hay nước muối kháng viêm của Pháp, có thể các mẹ sẽ băn khoăn là vặn ra rồi, không dùng hết thì sẽ không nắp lại được , từ đó nước muối có thể sẽ bị bụi bẩn, không đảm bảo vệ sinh, mẹ toàn phải bỏ đi rất lãng phí!
Lúc chưa biết thì e còn chửi là “sao sản xuất gì mà ngu thế!!!”. Nhưng thực tế, họ đã thiết kế rất thông minh để mình dùng không hết vẫn nắp lại được: – Với nắp kiểu nước muối sinh lý (mầu hồng): cách thức nắp của nó là mẹ xoay ngược lại cái nắp và cắm lại vào ống – Với nắp kiểu nước muối kháng viêm (mầu vàng): mẹ ấn mạnh nắp vào ống theo đúng chiều như khi mình vặn ra, thì cái đầu ống nó sẽ nằm gọn trong cái nắp thôi
Tá ta! vậy là nắp vẫn vệ sinh nhé. Mẹ cẩn thận thì bỏ thêm vào 1 cái hộp kín có nắp nữa là hoàn toàn yên tâm nhé!
Ăn Dặm Cùng Bé
Thỉnh thoảng Ăn Dặm Cùng Bé nhận được câu hỏi của cm là tại sao check mã vạch sản phẩm này nó không ra? Vậy có phải là hàng giả, hàng đểu?
Xin thưa với các mẹ cái phần mềm đó là nó phân biệt được hàng thật, hàng giả chỉ bằng cách tít mã vạch như thế thì người tiêu dùng như chúng ta nhàn nhã quá cứ không phải vừa ăn vừa lo nơm nớp như bây giờ. Đến cái điện thoại tỷ chi tiết tinh vi mà nó còn làm giả được thì có cái vạch thì có khó gì đâu mà nó không làm giả luôn cho các mẹ đỡ nghi ngờ.
Thứ 2, phần mềm check mã vạch bản chất chỉ là 1 phần mềm cho 1 cá nhân hoặc tổ chức viết ra với việc nhập dữ liệu đầu vào từ trước. Mình quét mà đúng vào cái mã nó đã nhập được vào trước thì nó sẽ hiện ra thôi. Cái sản phẩm nào chưa được người viết nhập vào phần mềm thì nó sẽ không hiện ra. Và có hàng nghìn phần mềm check mã vạch khác nhau, những phần mềm nào đủ mạnh sẽ xin được dữ liệu từ các cơ quan đăng lý kinh doanh thì cũng sẽ có khá nhiều đầu vào. Và hiện nay KHÔNG CÓ bất kể phần mềm quét mã vạch nào trên thế giới cập nhật được tất cả các sản phẩm trên thị trường ở tất cả các quốc gia. Vì mỗi ngày, trên thế giới có thêm rất nhiều sản phẩm mới ra đời, phần mềm nào nó cập nhật kịp. Phần mềm quét mã vạch lớn nhất hiện nay (theo như em biết) thì là Google. Nên Google là phương tiện duy nhất e dùng để check mã vạch. Nhưng mục đích không phải là xác nhận thật giả mà là để đọc thông tin sản phẩm. Cũng đôi khi check google nó không ra vì google nó k có dữ liệu về sản phẩm đó. Ví dụ có lần e tìm thông tin về 1 gói hạt chia của Úc, đánh mã vạch vào google để tìm không thấy, nhưng dùng 1 phần mềm của Úc thì lại thấy.
Vì thế, mỗi mẹ down 1 phần mềm khác nhau thì dữ liệu đầu vào của các phần mềm đó cũng khác nhau. Có mẹ bảo phần mềm của c là của Iphone,Iphone thì sao? Nó cũng chỉ là 1 phần mềm được lấy ra từ Appstore thôi mà, nó cũng chẳng có năng lực siêu phàm đến mức phân biệt được thật giả đâu.
Tóm lại là các phần mềm check mã vạch là để check thông tin về sản phẩm, xuất sứ ở đâu? còn việc thật giả thì đó chỉ là để tham khảo, đôi khi check cho nó vui thôi chứ cm không thể nói rằng t dùng phần mềm này check nó ko ra chứng to đây là hàng giả. Nó không vi diệu được đến thế đâu ạ!
Ăn Dặm Cùng Bé

Việc cho con xem tivi là thói quen của rất nhiều bà mẹ Việt. Nhưng để bữa ăn trôi qua nhanh chóng và dễ dàng, mẹ đã phải đánh đổi thế nào. Hãy xem video dưới đây để biết rằng điều đó có thực sự tốt?

https://www.youtube.com/watch?v=piFGXsTMGV4

Nhiều mẹ inbox hỏi em về cách hút mũi để hỗ trợ điều trị cảm cúm cho con. Inbox nhiều quá nên e chia sẻ luôn kinh nghiệm chăm sóc bạn Cá để các mẹ tham khảo.
Các mẹ vẫn biết khi thay đổi thời tiết con rất dễ bị sổ mũi, nước mũi chảy xuống họng gây ho, ho rồi lại sốt…rồi lại thuốc. Từ nhỏ, mỗi khi bạn Cá có dấu hiệu sổ mũi e đều nhanh chóng hút mũi để ngăn nước mũi chảy xuống họng nên trvia bạn Cá 16 tháng chưa bjo phải uống kháng sinh.

Chuẩn bị:
1. 1 lọ nước biển sâu dạng xịt (các mẹ mua ở hiệu thuốc thì dặn họ lấy loại cho trẻ em nhé)
2. 4 lọ nước muối sinh lý (dạng ống dài sẽ dễ xịt hơn, loại thường mua hiệu thuốc ý ạ. Loại physiodose của Pháp thì quá tốt rồi nhưng đắt nhắm, nhà em không dám sài)
3. 1 dụng cụ hút mũi
4. 1 khăn xô nhỏ
5. 1 khăn xô to
6. Thuốc nhỏ mũi (nhà mình dùng otriven – Iliadin).

Cách làm:
1. Mẹ đặt con nằm ngửa, xịt nước biển sâu vào 2 bên mũi của con (mỗi bên 2 xịt) rồi day cánh mũi của con cho các chất nhầy trong mũi lỏng ra
2. Đặt con nằm nghiêng, đặt đầu lọ nước muối vào lỗ mũi trên của con, bóp mạnh để các chất nhầy bẩn theo nước muỗi đi ra ngoài từ lỗ mũi bên dưới
3. Dùng dùng cụ hút mũi hút sạch 2 bên mũi
4. Lật con ngược lại để xịt bên mũi còn lại làm tương tự như trên
5. Lau sạch mặt mũi cho con và nhỏ mỗi bên mũi 1 giọt Otriven – Iliadin ( Hoặc thuốc nhỏ mũi nào các mẹ đang dùng)

 


Xong ạ

Clip minh họa bên dưới là em làm cho Cá nhà e. Không được chuyên nghiệp cho lắm, nhưng cũng gọi là có hiệu quả. Các mẹ tham khảo tạm nhé.hihi

 

 

Chắc các mẹ biết, thời buổi cạnh tranh cực khốc liệt, giá kèn cựa nhau từng nghìn một. Nhà e không tính phí ship vào giá hàng, vì thế e không freeship được với những đơn hàng nhỏ. Chúng ta bận con nhỏ không đi mua được thì hãy thêm 1 ít phí tạo công ăn việc làm cho những anh ship vất vả mưa nắng mang hàng tận nhà cho chúng ta nhé. Tuy nhiên, e cũng thích được freeship lắm nên sẽ hỗ trợ cm theo chính sách sau:

 

  1. Các đơn hàng nội thành Hà Nội

 

< 500k: ship 20k (E thuê ship đồng giá các quận nội thành nên xa hay gần đều thế, mấy mẹ ở gần không muốn mất ship cứ qua cửa hàng e nhé).

500k-1 triệu: Ship 10k

Trên 1tr: freeship

  • Bỉm là mặt hàng không được shareship/freeship
  • Tất cả những đơn hàng sale sẽ không được freeship/shareship đơn hàng có chứa sản phẩm sale thì giá trị sản phẩm sale sẽ không được tính để freeship/shareship.

 

Đây là quy định của công ty ship hàng:

– Phí ship trên áp dụng cho khách nhận nhận hàng trong giờ hành chính. Thông thường các đơn chốt trước 8h sáng sẽ phát trong buổi sáng, các đơn chốt trước 1h chiều sẽ phát trong buổi chiều. Đôi khi có thể chậm trễ do nhiều đơn hoặc tình hình thời tiết/giao thông. Rất mong các mẹ thông cảm.

– Các đơn ship gấp, ship tối, hẹn giờ hoặc cồng kềnh sẽ có báo giá riêng.

– Các đơn gửi nhà xe, bến xe thêm 10k phí (vì họ phải gửi xe và mang vác vào bến)

– Các đơn hàng chung cư hay tòa nhà nhiều tầng: mặc định là shipper chỉ đứng ở dưới, cm xuống nhận hàng vì shipper họ còn treo nhiều hàng ở xe, họ đi lên dễ bị mất hàng. Nếu do điều kiện cm không thể xuống được thì báo e trước để e thuê dịch vụ ship chung cư hoặc khi họ đến nhờ họ mang lên và trả thêm cho họ 10k vì họ phải gửi xe nữa (nhưng có rủi ro là họ sẽ từ chối nếu họ có nhiều hàng treo ở xe).

 

  1. Các đơn hàng ngoại thành và ngoại tỉnh

 

Các đơn hàng ngoại thành và ngoại tỉnh e sẽ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi xe khách, người nhận trả trả phí. Cm có thể đặt hàng qua shopee để được hỗ trợ phí ship. Cụ thể như sau

 

  • Gửi xe khách: Các mẹ chuyển khoản trước tiền hàng, cung cấp thông tin nhà xe (bao gồm tên xe, bến và số điện thoại liên hệ), Ăn Dặm Cùng Bé sẽ chở hàng ra bến xe (phí chở ra bến xe theo chính sách các đơn hàng nội thành), tiền cước xe các mẹ sẽ thanh toán với nhà xe khi nhận hàng. Sở dĩ các mẹ cung cấp thông tin nhà xe vì để tránh gửi vào các xe không uy tín, mất hàng, hỏng hàng. Đối với 1 vài nơi như Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Lào Cai,…Ăn Dặm Cùng Bé sẽ chủ động gửi theo các hãng xe uy tín như Văn Minh, Hoàng Long, Vietbus…

 

  • Gửi qua đường bưu điện (Chuyển khoản trước): Chuyển nhanh hoặc chuyển chậm có phí khác nhau, Ăn Dặm Cùng Bé sẽ báo con số chính xác, cm quyết định gửi theo hình thức nào. Chuyển khoản trước tiền hàng + phí chuyển phát, Ăn Dặm Cùng Bé sẽ gửi hàng đến tận tay các mẹ (qua hãng vận chuyển Viettel). Chất lỏng sẽ không thể gửi chuyển phát nhanh, vì máy bay họ không đồng ý vận chuyển, mà sẽ phải chuyển bằng đường bộ.

 

  • Gửi COD (thanh toán tiền khi nhận hàng tại nhà): Đây là hình thức Ăn Dặm Cùng Bé không khuyến khích. Tuy nhiên e biết nhiều mẹ có con nhỏ, lại không có internetbanking, phải đi ra ngân hàng để chuyển nên e hỗ trợ các mẹ nhận hàng thì thanh toán luôn cho bưu tá. Với hình thức này, ngoài chi phí vận chuyển, bưu điện sẽ thu thêm của các mẹ phí cod (thu hộ)- thông thường từ 10-20k vì bản chất bưu điện họ chỉ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, giờ họ phải làm thêm 1 việc là thu tiền rồi mang trả lại cho shop nên họ thu thêm phí.

 

Các mẹ mua hàng lưu ý, trong vòng 1-3 ngày (đối với chuyển nhanh), 4-7 ngày (đối với chuyển chậm), các mẹ để ý điện thoại để bưu tá gọi điện. Vì nhiều khi địa chỉ nhà các mẹ rất xa bưu cục, họ cần gọi điện trước để chắc chắn các mẹ có nhà. Không gọi điện được hoặc Ăn Dặm Cùng Bé cố gắng liên lạc mà không được, bưu điện sẽ chuyển hoàn và thu 2 lần tiền cước của shop. Với những đơn hàng bị chuyển hoàn, các mẹ sẽ không được nhận lại tiền đã chuyển khoản. Với những đơn hàng gửi cod bị chuyển hoàn, các mẹ sẽ được yêu cầu chuyển khoản trước với những đơn hàng sau.

 

 

Các mẹ có thể mua các sản phẩm của Ăn Dặm Cùng Bé theo 1 trong những hình thức sau:

HÌNH THỨC 1- MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG

 

Các mẹ có thể đến xem và mua hàng trực tiếp tại cửa hàng Ăn Dặm Cùng Bé ở địa chỉ 154 Phố Vọng – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Cửa hàng ở mặt đường, có thể đỗ được xe ô tô. Cửa hàng mở cửa từ 8h -21h hàng ngày.

p1

 

HÌNH THỨC 2- ĐẶT HÀNG QUA WEBSITE

 

Các mẹ xem và đặt hàng qua website, cung cấp đầy đủ các thông tin như tên, số điện thoại và địa chỉ nhận hàng. Ăn Dặm Cùng Bé sẽ liên hệ lại cho các mẹ và thông báo phí ship cũng như hình thức vận chuyển thuận tiện nhất.

 

Cụ thể như sau:

 

  1. Truy cập website: http://andamcungbe.vn/
  2. Chọn sản phẩm cần mua và ấn nút “Mua hàng”

p2

  1. Sau khi chọn xong hàng, các mẹ mở giỏ hàng ở góc trên cùng bên phải và ấn nút “thanh toán”

h1

 

  1. Nhập thông tin khách hàng

p4

Ở bước này, các mẹ có 3 sự lựa chọn:

  • Đăng nhập (Nếu các mẹ đã đăng ký tài khoản): Các mẹ chỉ cần nhập thông tin hệ thống yêu cầu và làm theo chỉ dẫn
  • Đăng ký (Nếu các mẹ chưa đăng ký tài khoản): Việc đăng ký tài khoản sẽ giúp Ăn Dặm Cùng Bé nhận ra mẹ, từ đó mẹ không cần nhập lại thông tin giao hàng. Các mẹ chỉ cần nhập thông tin yêu cầu và làm theo chỉ dẫn
  • Mua nhanh (Nếu mẹ chưa có tài khoản và cũng chưa muốn đăng ký): Điền các thông tin yêu cầu và nhấn nút “Đặt hàng”

 

Vậy là xong ạ, Ăn Dặm Cùng Bé sẽ liên hệ lại với các mẹ qua điện thoại để xác nhận và giao hàng.

 

HÌNH THỨC 3- ĐẶT HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI

 

Các mẹ gọi vào số cố định của cửa hàng: 024.3220.2335 (nhân viên trực) để đặt hàng hoặc hotline 091.387.5566 (Linh -sn88) để được tư vấn. Thời gian điện thoại trực là từ 8-21h hàng ngày

 

HÌNH THỨC 4- ĐẶT HÀNG QUA FANPAGE/FACEBOOK

 

Có 2 cách để các mẹ truy cập fanpage của Ăn dặm Cùng Bé, inbox cho nhân viên bán hàng để đặt hàng

 

  1. Chọn Hỗ Trợ Trực Tuyến trên website, ấn “Live chat”

support

  1. Vào Facebook của Ăn Dặm Cùng Bé qua link: https://www.facebook.com/andamcungbe

 

LƯU Ý: Thời gian lưu đơn chờ phát là 2 ngày, quá 2 ngày kể từ ngày đặt hàng, khách không chốt để ship hàng, đơn hàng sẽ tự động hủy.

 

HÌNH THỨC 5- ĐẶT HÀNG QUA SHOPEE

Địa chỉ shopee:

https://shopee.vn/andamcungbe

 

(Cách thức đặt qua shopee nếu mẹ chưa rõ, vui lòng inbox page để Ăn Dặm Cùng Bé hướng dẫn cm nhé)