Các giai đoạn ăn dặm Baby Led Weaning

      I. GIAI ĐOẠN BẮT ĐẦU ĂN DẶM BABY LED WEANING

  1. Thời điểm bắt đầu

Thông thường, khi bé được 6 tháng tuổi và hội tụ đủ các điều kiện sẵn sàng.Tuy nhiên cột mốc này không phải là tuyệt đối.

Nếu bé hội tụ đủ điều kiện để ăn BLW từ lúc được 5,5 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn có thể cho bé tập ăn từ khoảng thời gian đó. Một số bé đến 7 tháng mới sẵn sàng để theo BLW thì bạn đừng nên sốt ruột.

Với BLW thì bé là người quyết định từ đầu tới cuối, bao gồm cả thời điểm bắt đầu ăn dặm.

  1. Khoảng thời gian tập kỹ năng

Bé sẽ mất khoảng 1 -3 tháng để học kĩ năng. Mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên không thể đưa ra một con số chính xác là đến bao giờ bé mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Nếu con bạn cần khoảng thời gian nhiều hơn 1 -3 tháng thì cũng không sao cả.

  1. Ăn bao nhiêu là đủ?

Lượng sữa của bé tối thiểu 500ml/ ngày hoặc nếu bạn không thấy bé có các dấu hiệu dưới đây tức là bé đã ăn đủ so với nhu cầu của mình:

  • Bé quấy khóc không phải do ốm hay mọc răng hay bước vào giai đoạn tuần khủng hoảng.
  • Bé ngủ không tốt, thường chỉ ngủ được dưới 45 phút, hay đòi bú vặt nhưng chỉ bú được 1 chút lại bỏ ra.
  • Bé mệt mỏi, lờ đờ.
  • Nước tiểu của bé có màu vàng sậm, ít.

– Đồ thị phát triển của bé đi xuống hoặc mất cân đối.

  1.   Lịch ăn dặm BLW

Bạn có thể cho bé tập ăn 1 bữa/ ngày và nên ăn cùng gia đình. Các lịch ăn có thể tham khảo như sau:  Giả sử 1 em bé 6 tháng tuổi, mới tập ăn dặm theo BLW, theo nếp sinh hoạt 2-3-4. Theo đó, buổi sáng thức dậy, thức 2 tiếng – ngủ giấc 1 –ngủ dậy giấc 1, thức 3 tiếng – ngủ giấc 2 – ngủ dậy giấc 2, thức 4 tiếng – ngủ đêm.

      5. Thực phẩm cho giai đoạn mới bắt đầu.

  • Thực phẩm nhóm 1: Rau họ củ

Chế biến: hấp hoặc luộc

Cách thái: Thái rau dài bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại. Nên sử dụng dao răng cưa để bé sử dụng dễ dàng hơn.

Lưu ý: – Nếu thấy bé sử dụng khi cầm thức ăn khó khăn, hãy điều chỉnh lại cách thái, cắt cho phù hợp.

– Không nêm muối, đường cho bé.

  • Thực phẩm nhóm 2: Trái cây

Chế biến: Rửa kĩ. Ăn trực tiếp hoặc hấp sơ.

Cách cắt: Cắt miếng dài bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại. Nên sử dụng dao răng cưa để bé sử dụng dễ dàng hơn.

Lưu ý: Rửa sạch – Gọt vỏ – bỏ hạt.

  • Thực phẩm nhóm 3: Ngũ cốc

Khi trẻ mới tập ăn: Bánh mỳ Việt Nam, bánh mỳ Pháp, bánh mỳ gối nướng, Mỳ udon Nhật.

Khi trẻ biết nuốt hoặc nuốt tóc hơn: Mỳ ống – mỳ dẹt; nui (xoắn hoặc tròn); Bún lá – phở; Bánh Pancake.

Giai đoạn cuối chuẩn bị tập bốc nhón: bánh bao tự làm; Cơm nắm.

  • Thực phẩm nhóm 4: Đạm – Protein

Thịt gà, thịt lợn, tôm, cá.

Khi bé cầm nắm và nuốt tốt hơn, cuối giai đoạn bắt đầu ăn thêm: Đậu phụ, xúc xích.

II. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG BỐC NHÓN VÀ DÙNG THÌA

Những rau củ bổ sung cho giai đoạn phát triển kỹ năng

  • Thực phẩm nhóm 1: Rau củ

Chế biến: Hấp – luộc – nướng – xào – rán – sốt

Cách thái: – Thái rau thành hình vuông, chữ nhật hoặc bầu dục.

– Kích thước: Nhỏ dần. Ban đầu có thể to bằng bao diêm rồi nhỏ dần đến khi bằng hạt đậu Hà Lan.

– kích thước: Tùy thuộc vào độ thành thạo của bé

Giai đoạn tập nhón -> Bốc nhón thành thạo: Cà chua bi, củ cải đỏ, hành tây, nấm.

Giai đoạn bốc nhón tốt -> Tập thìa : Bắp cải và cải thảo; quả lặc lày, ngô nếp, mướp bỏ hạt; cà tím; sake; Các loại khoai, rong biển; củ dền; các loại rau gia vị; đậu Hà Lan.

  • Thực phẩm nhóm 2: Trái cây

Chế biến: Ăn trực tiếp, làm kem,làm sinh tố để tập dùng thìa.

Lưu ý: Không cho đường vào sinh tố cho bé;

Rửa thật sạch trái cây cho bé  ăn.

  • Thực phẩm nhóm 3: Ngũ cốc

Chế biến: Xào – nướng – nấu cháo, súp tùy loại ngũ cốc.

Cách chế biến: – Để nguyên

Lưu ý: Không nêm muối, mắm, đường cho bé.

  • Thực phẩm nhóm 4: Protein

Chế biến: Hấp – luộc – nướng – xào – rán ….

Cách thái: – Thịt gà và thịt bò thái dọc thớ, thịt lợn thái ngang thớ nhưng thái nhỏ và mỏng hơn.

– Các thực phẩm khác thái miếng vuông hoặc chữ nhật, nhỏ cỡ bao diêm trở xuống.

– Có thể xay thịt để viên thành các loại chả cho bé tập bốc nhón, kích cỡ to bằng quả vải trở xuống

– Xay, băm, nghiền thực phẩm cho bé tập xúc

Lưu ý: – Nếu thấy bé cầm thanh thức ăn khó khăn, hãy điều chỉnh lại cách thái, cắt cho phù hợp.

–  Không nêm muối, mắm, đường cho bé.

  1. Giai đoạn bốc nhón

         Thời điểm: Thông thường sau 1 -2 tháng đầu tiên bốc cả bàn tay, bé sẽ dần dần chuyển sang bốc bằng 3 ngón tay rồi cuối cùng là bốc bằng 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón cái.

          Khoảng thời gian tập kĩ năng: Bé sẽ mất khoảng 0.5 -1.5 tháng để thực hiện tốt kĩ năng bốc nhón.

2. Giai đoạn dùng thìa:

          Thời điểm: Vào khoảng 9 tháng tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu giới thiệu các dụng cụ nĩa, đĩa, bát,  thìa cho bé làm quen. Tập thìa là kĩ năng khó nhất trong 3 kĩ năng. Do đó để tập kĩ năng cũng khá dài và có biên độ dao động rất lớn tùy từng bé nên rất khó dự đoán khoảng thời gian chính xác. Có những bé biết xúc thìa đầu tiên từ tháng 11 và thành thạo khi được 13 tháng, nhưng có những bé dù 11 tháng tuổi biết xúc thì đến tháng 16 mới thành thạo.

III. GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN KỸ NĂNG

          Thời điểm: Với một số bé giai đoạn hoàn thiện rất sớm, khi bé mới được 15 tháng tuổi. Tuy nhiên thông thường, sau 18 tháng là khoảng thời gian các bé đã hoàn thành tốt các kĩ năng cần học. Đến khoảng 2 tháng tuổi thì gần như tất cả các bé, nếu được ăn dặm BLW từ 6 tháng tuổi đã có thể hoàn thành mọi giai đoạn tập và phát triển kĩ năng.

          Ăn bao nhiêu là đủ: Nếu bạn thấy bé không có các dấu hiệu dưới đây tức là bé đã ăn đủ so với nhu cầu của mình.

– Bé quấy khóc không phải do ốm hay mọc răng hay bước vào giai đoạn phát triển.

– bé ngủ không tốt, hay đòi ăn vặt, vẫn còn đòi ăn đêm.

– Nước tiểu của bé có màu vàng sậm, ít. Bé có thể bị táo bón.

– Bé sụt cân hoặc không có sự phát triển về thể chất trong 1 thời gian dài.

– Bé có biểu hiện lâm sàng của việc thiếu vi chất dinh dưỡng.

         Hành vi của bé

  • Thích tập sử dụng đũa
  • Bắt mẹ đút
  • Đổ ụp thức ăn hoặc đổ từ bát nọ sang bát kia
  • Ăn không tập trung
  • Con không chịu ngồi ghế nữa
  • Ném những món bé không thích ăn
  • Bé không nhai, chỉ nuốt chửng hoặc chỉ nhai những món mình thích.

 (Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)