Tổng quan về ăn dặm Baby led weaning

  1. Thế nào là phương pháp Baby Led Weaning (BLW)

Phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning khi dịch ra tiếng Việt được gọi là phương pháp ăn dặm chỉ huy. Đúng như tên gọi của nó, phướng pháp này cho bé cơ hội được là người chỉ huy hành trình ăn dặm của mình. Bé – chứ không phải bất kỳ ai khác sẽ là người quyết đinh bao giờ mình sẵn dàng ăn dặm – ăn như nào – ăn bao nhiêu và ăn cái gì. Bé cũng sẽ tự quyết định tiến trình ăn dặm theo nhịp điệu riêng của bản thân như khi nào thì chuyển từ cầm nắm cả bàn tay sang bốc nhón.

Vai trò của cha mẹ trong phương pháp BLW không phải là người quyết định và điều khiển như khi đút thìa mà chỉ là người cung cấp những thực phẩm bổ dưỡng và phù hợp với các kĩ năng của bé. Ngoài ra, cha mẹ còn là người giám sát sự an toàn của bé trong giai đoạn mới tập ăn cũng như điều chỉnh các hành vi xấu khi ăn của con.

  1. Khi nào bé sẵn sàng ăn dặm theo phương pháp Baby Led Weaning
  • Bé đã có thể ngồi vững mà không cần hoặc ít cần sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi.
  • Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.
  • Bé với tay chộp đồ ăn và đưa vào mồm chính xác.
  • Bé đã gần đủ (hoặc hơn) 6 tháng tuổi.
  1. Chuẩn bị đồ dùng ăn dặm BLW
  • Chuẩn bị đồ dùng ăn dặm BLW
  • Khăn giấy, khăn ướt, khăn vải.
  • Yếm ăn
  • Ghế ăn có kèm khay
  • Bát, thìa
  • Miếng nilong hoặc giấy báo
  • Đồ dùng chế biến và dự trữ thực phẩm
  • Dao lượn sóng
  • Khuôn cắt bánh, khuôn cơm hình thú ngộ nghĩnh (không bắt buộc)
  • Túi Ziplock
  • Đồ chế biến thông thường
  • Hộp đựng thức ăn.
  1. Các giai đoạn ăn dặm BLW
  • Giai đoạn 1: Tập kĩ năng
  • Thức ăn của bé: Cắt thanh dài hoặc răng cưa, dễ cầm

– Đạm: Chú ý một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng…

– Rau: Chứ ăn rau lá, các loại khoai bự.

– Ngũ cốc: Chưa nên ăn cơm.

– Quả: Chưa ăn các loại quả trơn, có kích thước nhỏ tròn, có hạt (nho, nhãn, vải)

  • Kỹ năng của bé

– Kỹ năng nhai: Bắt đầu biết cắn đồ ăn miếng lớ, nhai trệu trạo, có thể biết hoặc chưa biết nuốt, dễ bị ọe.

– Tay: Bốc đồ ăn bằng cả bàn tay. Lóng ngóng, vụng về, bóp nát đồ ăn, đưa vào miệng chưa chính xác.

– Ouput: Còn lẫn thức ăn lổn nhổn trong phân.

  • Giai đoạn 2: Phát triển kĩ năng
  • Thức ăn của bé

Bé đã có thể ăn các thức ăn cắt nhỏ hơn, đa dạng loại thực phẩm và cách chế biến hơn.

–  Đạm: Có thể chiên xào để đa dạng các món ăn của bé.

– Rau: Có thể ăn cọng rau lá, phần lá cần cắt nhỏ.

–  Ngũ cốc: Sau 1 tuổi nên chon các loại ngũ cốc nguyên cám.

  • Kỹ năng của bé

– Bé cầm được đồ ăn nhỏ hơn, trơn hơn. Khi bốc nhón, bé nhón thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái giống 1 gọng kìm.

– Khi bốc nhón thành thạo, bé bắt đầu chơi với bát, đĩa và tập xúc thìa, nĩa. Ban đầu bé xúc rất khó khăn, qua một thời gian dài luyện tập bé mới có thể xúc thành thạo.

–  Ouput: Hệ tiêu hóa trưởng thành hơn nên phân bé đỡ lổn nhổn hơn.

  • Giai đoạn 3: Hoàn thiện kỹ năng
  • Thức ăn của bé: Bé ăn bữa hoàn chỉnh giống người lớn.
  • Kỹ năng của bé

– Bé sử dụng thìa tốt và gọn gàng. Có thể bắt đầu tập và dùng đũa.

– Kỹ năng nhai và nuốt hoàn thiện.

– Hệ tiêu hóa hoàn chỉnh gần như người lớn, phân của bé thành khuôn và hầu như không thấy lợn cợn.

– Thái độ ăn nghiêm túc có niềm yêu thích với thức ăn.

(Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)