BLW khi mẹ đi làm

 

  1. Chuẩn bị thức ăn

Ngoài việc sắp xếp lịch BLW hợp lý với cả bé và gia đình thì việc chuẩn bị thức ăn cho bé cũng là một thắc mắc của nhiều phụ huynh.  Ăn dặm cùng bé có một số gợi ý về chuẩn bị thức ăn BLW cho bé như sau:

– Xác định mức độ bận rộn của bạn: Bạn có nhiều thời gian dành cho việc chuẩn bị thức ăn cho con và nấu nướng cho cả gia đình hay không?

  • Tìm kiếm người trợ giúp: Liệu người chăm sóc trẻ có thể giúp đỡ bạn chuẩn bị đồ ăn dặm hay bạn phải tự làm điều đó.
  • Phối hợp với lịch của con : Nếu bé đi học từ sướm, thì hãy áp dụng BLW vào buổi tối và buổi sáng hoặc các buổi tối và ngày cuối tuần. Nếu ban áp dụng đúng tinh thần BLW, thì dù số bữa con bạn ăn BLW có thể ít hơn các bé khác, bé vẫn có thể đạt được những kỹ năng cần thiết để tự lập trong cuộc sống.
  • Dự trữ thực phẩm:

–  Nếu bạn không quá bận rộn, tốt nhất hãy chuẩn bị đồ ăn gần với thời điểm con ăn dặm .

– Nếu thời gian eo hẹp: Cắt sẵn thực phẩm và bảo quản khi có thời gian rảnh: Bạn hãy chọn thời gian mua sắm vào những lúc rảnh rỗi, ngay khi mua thực phẩm về bạn hãy rửa thật sạch, lau khô nước và sơ chế thực phẩm sự trữ.

2. Ở giai đoạn học kỹ năng

– Với rau – củ – quả: Cắt thành những miếng có độ dài  bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa độ dài, độ lớn ít nhất bằng 2 ngón tay chụm lại, sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm hoặc túi Ziplock đóng kín.  Trước khi cho bé ăn có thể nhờ người nhà hấp với độ chín vừa phải hoặc tự hấp trong nồi cơm điện khi tranh thủ nấu cơm cho người lớn. Bạn có thể sự trữ tối đa trong 2 ngày và không nên trữ đông.

– Với thịt: Rửa sạch, cắt thành từng miếng và chi thành các túi hoặc hộp nhỏ rồi cất lên ngăn đá tủ lạnh. Bạn cũng có thể nấu sơ hoặc nấu chín thịt rồi trữ vào hộp để trong ngăn mát hoặc ngăn đá. Trước khi cho bé ăn rã đông rồi hấp hoặc luộc lại. Dự trữ tối đa 2 ngày với thịt để ngăn mát và 4 ngày với thịt để ngăn đá.

  • Ở giai đoạn phát triển kỹ năng

– Với rau –củ: Ở giai đoạn này bạn có thể thực hiện giống giai đoạn tập kỹ năng, trữ rau củ ở ngăn mát. Nếu bạn quá bận có thể thực hiện việc trữ rau củ ở ngăn đá với các bước sau:

+ Ngay sau khi mua về, thì thực hiện việc trữ đông.

+ Rửa sạch, cắt thành những miếng phù hợp với kĩ năng của bé.

+ Chần qua nước sôi trong khoảng 2 -3 phút.

+ Chuẩn bị một bát nước đá, sau đó chần rau xong cho ngay vào ngăn bát nước đá. Để ráo nước, thấm khô.

+ Đặt rau, củ vào khay lớn, trải đều, đừng để rau dính vào nhau để ngăn ngăn đá cho đến khi rauc ủ cứng lại

+ Bỏ rau ra, cho từng “viên đá rau” vào túi ziplock, bóp cho không khí thoát hết ra ngoài rồi đóng chặt lại hoặc sử dụng túi hút chân không để đóng gói rau củ.

– Với quả:

+Thực hiện các bước như lúc trữ đông rau củ nhưng bỏ qua các bước chần trái cây qua nước sôi và ngâm vào nước đá. Lưu ý là phải để trái cây không bị thấm nước khi trữ đông. Trái cây sau khi trữ đông sẽ hơi mềm và nếu ăn trực tiếp sẽ không ngon bằng như khi ăn tươi, do đó cách tốt nhất là bạn bỏ ra khỏi tủ lạnh,  và cho luôn trái cây vẫn còn đông đá vào máy sinh say tố và làm món sinh tố trái cây ngon tuyệt.

+ Làm thành xốt trái cây và bảo quản trên ngăn đá.

+ Làm thành kem hoặc mứt và bảo quản trên ngăn đá.

– Với ngũ cốc:

+ Với cơm: Bạn có thể nấu từ đêm hôm trước, nắm sẵn cơm và để trong nồi cơm điện đã cắm sẵn bọc màng nilon, cho vào tủ lạnh ngăn mát và đem quay lò vi sóng hoặc hấp trong nồi cơm điện trước khi cho bé ăn.

+ Với xôi, bạn có thể làm tương tự, tuy nhiên bạn cũng có thể viên xôi lại, bọc kín và cho lên ngăn đá bảo quản.

+ Các loại mỳ nên được luộc trước khi cho bé ăn,

+ Các loại bánh có thể để ngăn mát hoặc ngăn đá tùy loại

+ Bạn có thể nấu ngũ cốc thành cháo, chia vào từng hộp nhỏ và cho lên ngăn đá. Khi ăn cho vào lò vi sóng để làm nóng hoặc rã đông tự nhiên rồi nấu lại

– Với đạm: Các loại đạm có thể dự trữ trong ngăn mát hoặc trữ đông

– Dự trữ các món ăn:

+ Các loại súp, cháo, rau củ, đậu nghiền, cà ri: Bạn chỉ cần nấu bất kỳ loại súp nào bạn muốn, để nguội, cho vào hộp đựng đã phân chia lượng rõ ràng và cất lên ngăn mát hoặc ngăn đá.

+ Xốt trái cây và xốt cà chua, xốt ớt chuông: Bảo quản tương tự như súp cháo.

+ Nem các loại: Bạn rán sơ qua, để nguội, ráo dầu rồi xếp vào hộp, đậy kín và cho vào ngăn đá. Khi muốn ăn thì bỏ vào chảo rán luôn. Lưu ý các loại nem có kem tươi sẽ không trữ đông được.

+ Bánh khoai tây, khoai lang, khoai môn: Bạn chế biến theo cách bạn muốn, có thể cho thêm rau và thịt rồi lăn qua bột mỳ, và bột chiên xù rồi cất vào ngăn đá. Bạn có thể rán sơ nếu có thời gian.

+ Nước hầm xương, thịt và nước hầm rau củ: Sử dụng để nấu các món canh, súp, nấu cơm, cho vào món xào… hầm xương, thịt trong khoảng thời gian 4 tiếng. Nước hầm rau – củ được hầm trong khoảng thời gian ngắn  1-2 tiếng. Bạn có thể hầm 1 nồi to và chia ra hộp dùng cả tuần.

+ Một số loại bánh như: Bánh mỳ, bánh bao, bánh pizza…

+ các loại salad: Trộn xong và được trữ đông. Khi sử dụng thì rã đông tự nhiên.

  • Ở giai đoạn hoàn thiện kỹ năng

Giai đoạn này bé đã ăn các thức ăn hoàn toàn như người lớn nên bạn có thể nấu bất cứ món gì và cho bé ăn. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng các kĩ thuật dự trữ thực phẩm trong ngăn mát và ngăn đá thông thường để chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình.

(Trích cuốn: “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”)